Phân biệt Quan trắc môi trường và Quan trắc môi trường lao động
Không ít người nhầm tưởng giữa quan trắc môi trường lao động (đo kiểm môi trường làm việc) và quan trắc môi trường định kỳ (lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ).
Sự nhầm lẫn trên là do chưa hệ thống được sự khác nhau của những hoạt động quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường lao động để tiến hành thực hiện. Để làm rõ hơn vấn đề này, Viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (SOSHI) đưa ra một số điểm khác nhau ở nội dung dưới đây.
1. Căn cứ pháp luật
- Quan trắc môi trường lao động được quy định theo các quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
- Quan trắc môi trường được quy định theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, …
2. Định nghĩa dịch vụ
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Thực hiện quan trắc môi trường lao động tại khu vực làm việc của người lao động tại doanh nghiệp
3. Mục tiêu quan trắc
Quan trắc môi trường lao động: nhằm đo lường các các yếu tố trong môi trường làm việc, từ đó so sánh với các mức chỉ tiêu cho phép nhằm phát hiện các yếu tố gây hại để có các giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng môi trường làm việc.
Quan trắc môi trường xung quanh: nhằm phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đang ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.
4. Đối tượng cần thực hiện
Quan trắc môi trường lao động áp dụng cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động, không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.
Quan trắc môi trường áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường
5. Các chỉ tiêu quan trắc
– Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động
- Các chỉ tiêu vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và bức xạ nhiệt;
- Các chỉ tiêu vật lý có: chỉ tiêu ánh sáng, chỉ tiêu độ rung, chỉ tiêu tiếng ồn, các chỉ tiêu phóng xạ, …;
- Các chỉ tiêu về yếu tố vi sinh vật, các yếu tố nguy cơ gây dị ứng, mẫn cảm…;
- Đánh giá gánh nặng lao động thể lực, đánh giá căng thẳng thể lực, căng thẳng tâm sinh lý và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my;
- Các thành phần Bụi hạt; thành phần bụi kim loại, thành phần bụi than, bụi vải thành phần, bụi bông…;
- Các chỉ tiêu hóa học: NOx, SOx, CO, CO2, benzen và đồng đẳng – toluen, xylen.
– Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường xung quanh: Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, có thể chọn các thống số quan trắc khác nhau (có thể tham khảo thông tư 10/2021/TT-BTNMT).
6. Tần suất quan trắc
– Quan trắc môi trường lao động: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quan trắc định kỳ ít nhất 01 lần/ năm.
– Quan trắc môi trường xung quanh định kỳ như sau:
- Môi trường không khí: 06 lần/năm, 02 tháng/lần;
- Môi trường nước mặt: 06 lần/năm, 02 tháng/lần;
- Môi trường nước ngầm, nước thải: 04 lần/năm, 03 tháng/lần;
- Môi trường đất: 01 lần/năm.
SOSHI cung cấp dịch vụ: Quan trắc môi trường và Quan trắc môi trường lao động
Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường làm việc
- Là đơn vị đã thực hiện nhiều dự án về quan trắc môi trường và quan trắc môi trường lao động, SOSHI đem đến sự lựa chọn tối ưu cho quý doanh nghiệp;
- SOSHI có trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng;
- Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, đo đạc nhanh chóng, kết quả chính xác;
- Chuyên viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp thắc mắc;
- Thủ tục đơn giản, chi phí hợp lý;