CÓ CẦN BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN ĐỂ ĐÁP ỨNG QUY CHUẨN 24/2016/BYT VỀ TIẾNG ỒN CHO PHÉP CỦA BỘ Y TẾ KHÔNG ?

01/03/2024Tin tức nổi bật

QUY CHUẨN VỀ TIẾNG ỒN CHO PHÉP
CỦA BỘ Y TẾ

         Theo QCVN 24/2016/BYT ban hành theo thông tư 24/2016/TT–BYT: Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc, thời gian làm việc tại vị trí có mức áp suất âm tương đương (equivalent sound pressure level) sẽ được quy định cụ thể theo bảng 1 như sau:

Bảng 1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc

          Như vậy, tại khu vực có mức áp suất âm tương đương là 85dBA người lao động có thể làm việc tối đa 08 giờ, 88dBA người lao động có thể làm việc tối đa 04 giờ. Nhưng trong điều kiện làm việc thực tế, khi người lao động làm việc tại nhiều vị trí, mức tiếp xúc (D) sẽ tính theo công thức sau:

         Trong đó: C1, C2, …Cn là khoảng thời gian tiếp xúc thực tế, T1, T2, …Tn là khoảng thời gian tiếp xúc cho phép tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian C1, C2, …Cn. Như vậy, có thể sắp xếp vị trí người lao động tại các vị trí có mức ồn khác nhau nhằm giảm mức tiếp xúc của người lao động phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÓ
MỨC ÁP SUẤT ÂM PHÙ HỢP?

Hình 1. Mẫu báo cáo quan trắc môi trường về mức áp suất âm

         Sử dụng các phương pháp truyền thống như quan trắc môi trường, đo liều ồn cá nhân, đo mức ồn theo điểm … thường tốn rất nhiều thời gian để thực hiện nhưng không thực sự hiệu quả. Các kết quả này thường rất khô khan, thiếu tính trực quan, khó có thể thể hiện rõ tình hình, các vấn đề về tiếng ồn, vị trí người lao động cũng như nguồn ồn trong sản xuất. Bản đồ tiếng ồn là một công cụ trực quan, sinh động, rất hữu ích trong việc hỗ trợ cơ sở tìm kiếm và giải quyết các vấn đề về tiếng ồn.

BẢN ĐỒ TIẾNG ỒN LÀ GÌ?

Hình 2. Mẫu bản đồ tiếng ồn

       Nói một cách dễ hiểu: bản đồ tiếng ồn thể hiện trực quan về mức độ tiếng ồn tại nơi làm việc dưới dạng bản đồ các vùng màu tương ứng với các mức ồn.

       Từ bản đồ tiếng ồn, chúng ta dễ dàng xác định:

– Mức ồn từng vùng của môi trường lao động,
– Mức ồn lớn nhất
– Mức ồn tại vị trí người lao động,
– Vị trí nguồn gây ồn,
– Phân vùng an toàn theo mức ồn.

    Qua bản đồ tiếng ồn, cơ sở có thể chọn lựa các biện pháp, phương án phù hợp nhằm giảm thiểu độ ồn như bao che, sửa chữa thay thế thiết bị, sắp xếp lại vị trí người lao động, lựa chọn trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp với mức ồn (theo bảng 3 – QCVN 24/2016/BYT), v.v…

Hình 3. Phương pháp tính mức tiếp xúc bằng bản đồ tiếng ồn

        Hơn nữa, bản đồ tiếng ồn là một công cụ hỗ trợ tính toán mức tiếp xúc của người lao động theo quy chuẩn QCVN 24/2016/BYT. Cơ sở đánh giá sơ bộ mức tiếp xúc bằng cách xác định vị trí và thời gian làm việc của người lao động trên bản đồ tiếng ồn, từ đó xác định mức áp suất âm tương đương.

       Dịch vụ bản đồ tiếng ồn của SOSHI dựa theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, được thử nghiệm kiểm chứng và được đánh giá cao qua các dự án tại doanh nghiệp. Cùng với thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân lực dày dặn kinh nghiệm, SOSHI tự tin cung cấp dịch vụ bản đồ tiếng ồn đáp ứng nhu cầu của cơ sở, đảm bảo chất lượng, độ tin cậy.

Xem thêm các hoạt động của Viện tại đây

Hoặc theo dõi các hoạt động và cập nhật thêm tin tức tại fanpage trên Facebook của Viện