HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC NHÓM 1, 2, 3, 4, 5, 6

02/05/2024Tin tức nổi bật

HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC NHÓM 1, 2, 3, 4, 5, 6

Hiện nay tại Việt Nam, số vụ tai nạn lao động có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân bắt nguồn từ sự chủ quan của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Chính vì vậy, chính phủ đã ban hành Nghị định quy định tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Theo quy định tại Nghị định 44/2016/ND-CP chi tiết một số điều của Luật An toàn Vệ sinh lao động về Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động.

Việc doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động cũng như giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hướng đến phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

1. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? 

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là thực hiện các công tác giảng dạy và đào tạo cho người tham gia lao động nhằm nâng cao kiến thức về an toàn trong lao động, giúp đảm bảo sự an toàn cho người lao động khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào. Người tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc để có thể đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

2. Mục đích của việc huấn luyện

Trong quá trình lao động sản xuất, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là việc làm hết sức quan trọng. Thực hiện nghiêm túc công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động giúp dảm bảo an toàn lao động, tránh gây tổn hao sức khỏe, tính mạng của người lao động và tài sản của doanh nghiệp, giảm chi phí cho do TNLĐ và BNN gây ra cho người lao động và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

3. Nhóm đối tượng bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Theo quy định tại NĐ 44/2016/NĐ-CP và NĐ140/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ bao gồm:

Huấn luyện an toàn nhóm 1

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu.

Huấn luyện an toàn nhóm 2

Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Huấn luyện an toàn nhóm 3 

Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.

Huấn luyện an toàn nhóm 4

Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Huấn luyện an toàn nhóm 5 

Theo Điều 73 của Luật An toàn vệ sinh lao động, cho nhân viên y tế (người công tác ý tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.

Huấn luyện an toàn nhóm 6

An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

4. Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu

  • Huấn luyện an toàn nhóm 1 và nhóm 4: Thời gian đào tạo tối thiểu là 16 giờ.
  • Nhóm 2: Thời gian đào tạo tối thiểu là 48 giờ, chia thành nhiều ngày theo giờ hành chính.
  • Nhóm 3: Tối thiểu là 24 giờ.
  • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
  • Nhóm 6: Thời gian đào tạo huấn luyện tối thiểu là 4 giờ.

5. Xử phát vi phạm công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ) cụ thể:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, doanh nghiệp nếu không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (tùy thuộc vào số lượng người lao động không được tham gia huấn luyện).

6. Tại sao nên đào tạo an toàn vệ sinh lao động tại Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động TP.HCM (SOSHI)?

  • Viện khoa học An toàn Vệ sinh lao động TP.HCM (SOSHI) là đơn vị được Cục An toàn – Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội chỉ định thực hiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho cả 6 nhóm đối tượng;
  • Chất lượng giảng viên: có đầy đủ chứng chỉ giảng viên do Cục  An toàn cấp, dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết;
  • Bài giảng được xây dựng đúng theo chương trình khung tại Nghị định 44/2016/ND-CP và hướng tới nhu cầu học viên;
  • Học viên được trải nghiệm và học tập trên các mô hình thực hành, thiết bị trải nghiệm hiện đại độc nhất tại Việt Nam;
  • Hỗ trợ đào tạo toàn quốc với chi phí hợp lý, tiết kiệm;
  • Lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động TP.HCM (SOSHI) cung cấp các thông tin cần thiết đến hoạt động huấn luyện – đào tạo an toàn vệ sinh lao động. Quý khách cần hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, hãy liên hệ SOSHI qua số hotline 0383977642 hoặc email: tuvan@soshi.vn để được phục vụ tốt nhất

Xem thêm các hoạt động của Viện tại đây

Hoặc theo dõi các hoạt động và cập nhật thêm tin tức tại Fanpage